Tiến sĩ Bhavana Pathak, Viện Ung thư MemorialCare tại Trung tâm Y tế Orange Coast (Mỹ) giải thích: "Lý do rõ ràng bao gồm vận động ít hơn, tập thể dục ít hơn và ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn".
Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ mắc ung thư ở người trẻ gia tăng, Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết, khả năng tử vong đã giảm. "Tỷ lệ tử vong đã giảm 32% sau 28 năm (năm 1991 và 2019). Sự sụt giảm này dường như liên quan đến gia tăng tỷ lệ người mắc ung thư phổi sống lâu hơn, một phần do nhiều người được chẩn đoán ở giai đoạn đầu của bệnh".
Lý do số ca ung thư tăng
Tiến sĩ Anton Bilchik, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Đường tiêu hóa tại Viện Ung thư Saint John (Mỹ) chia sẻ: "Có nhiều lý do nhưng có một mối quan hệ rõ ràng giữa lối sống ít vận động, béo phì, hút thuốc và thực phẩm chế biến sẵn. Tất cả những yếu tố này được coi là tiền viêm nhiễm, dẫn đến sự gián đoạn hệ vi sinh vật và hệ miễn dịch”. Sự gián đoạn đó có thể loại bỏ tác dụng của một số tế bào ngăn ngừa ung thư và kích thích các tế bào khác hình thành ung thư.
Lý do khác là nhờ kỹ thuật y khoa và giáo dục cộng đồng, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi được sàng lọc dẫn đến phát hiện nhiều ca ung thư hơn. Chúng ta cũng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tiền sử gia đình và các gene có thể dẫn đến ung thư ở độ tuổi trẻ hơn.
Tuy nhiên, theo Eatthis, ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu dù nhiều phương pháp điều trị hơn. Tiến sĩ Pathak giải thích: "Việc điều trị đã được cải thiện để trở nên cá nhân hóa và tập trung hơn. Tuy nhiên, dân số đang già hóa và việc sửa chữa tế bào ung thư gặp khó khăn hơn khi chúng ta lớn tuổi”.
Tiến sĩ Bilchik bổ sung: "Nhiều loại ung thư có thể điều trị được nhưng những bệnh khác như ung thư tuyến tụy tiếp tục kháng hóa trị. Số lượng bệnh nhân gia tăng, đặc biệt khi còn trẻ, nên dễ dàng hiểu được ung thư tiếp tục là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2”.
Nữ y tá Sean Marchese, Trung tâm Ung thư trung biểu mô, hơn 20 năm kinh nghiệm, cho biết: "Ung thư có thể điều trị nhiều hơn so với những năm trước, nhưng thực tế chúng ta vẫn chưa có cách chữa cho hầu hết các bệnh ung thư chính”.
Cách giảm nguy cơ
Theo Tiến sĩ Bilchik, hiện nay, khoa học đã chứng minh tập thể dục, chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh với rau quả, tránh hút thuốc và béo phì, ăn ít thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn đều làm giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Mọi người cũng có thể đề phòng bằng cách nhận thức tiền sử gia đình, môi trường, lối sống của họ có thể dẫn đến ung thư như thế nào. Quan tâm tới sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường cũng ngăn ngừa ung thư. Hãy cảnh giác với các hóa chất hoặc vật liệu nguy hiểm trong môi trường sống của bạn như radon, amiăng, khói.
Tiến sĩ Bilchik cảnh báo: "Tỷ lệ ung thư đang gia tăng chủ yếu ở những người dưới 50 tuổi. Đây không phải là bệnh của riêng người già. Do đó, cần chú ý nhiều hơn đến lối sống, tập thể dục và dinh dưỡng khi còn trẻ".
Thông tư 20 thay thế Thông tư số 19/2014/TT-BYT ngày 2/6/2014 của Bộ Y tế.
Theo Thông tư 20, có 7 nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt bao gồm:
1. Thuốc gây nghiện:
a) Chứa một hoặc nhiều dược chất gây nghiện hoặc thuốc chứa dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần và có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc quy định tại Phụ lục I, II và III kèm theo Thông tư này.
b) Chứa dược chất gây nghiện (có hoặc không có dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
2. Thuốc hướng thần:
a) Chứa một hoặc nhiều dược chất hướng thần hoặc thuốc có chứa dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc được quy định tại Phụ lục II và III kèm theo Thông tư này.
b) Chứa dược chất hướng thần (có hoặc không có dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V của Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
![]() |
Các loại thuốc thuộc danh mục kiểm soát đặc biệt phải có tủ bảo quản riêng. Ảnh: DS Hoàng Thị Vinh |
3. Thuốc tiền chất
a) Chứa một hoặc nhiều tiền chất dùng làm thuốc quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
b) Chứa tiền chất dùng làm thuốc (có hoặc không có dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
4. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Chứa dược chất gây nghiện; hoặc dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng của dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV, V và VI kèm theo Thông tư này.
b) Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
5. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Chứa dược chất hướng thần hoặc dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V và VI kèm theo Thông tư này.
b) Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
6. Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
a) Chứa tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
b) Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
7. Thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực:
Các thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực được lựa chọn theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Dược.
Tất cả nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt nói trên phải được cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu đào tạo tuân thủ thực hành tốt bảo quản thuốc, trong đó phải bảo quản kho riêng, tủ riêng, không được để chung các loại thuốc khác.
Riêng thuốc phóng xạ phải được bảo quản tại kho, tủ có khóa chắc chắn, đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh, chống phơi nhiễm bức xạ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử
Về điều kiện kinh doanh các loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt, theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh cần đáp ứng hàng loạt điều kiện: Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Kho hoặc khu vực này phải có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn, có cửa, có khóa chắc chắn; Có hệ thống camera theo dõi từng công đoạn trong quá trình sản xuất và bảo quản thuốc; Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế...
Cũng theo Thông tư 20, toàn bộ hồ sơ, sở sổ sách về việc sản xuất, pha chế, sử dụng, số lượng bán ra, tồn kho, danh sách người dùng, người mua thuốc… đều phải được lưu trữ để theo dõi, kiểm tra.
Hết thời hạn lưu trữ, người đứng đầu cơ sở lập hội đồng để hủy, lập biên bản hủy và lưu hồ sơ tại cơ sở.
Minh Thư
" alt=""/>7 nhóm thuốc được Bộ Y tế kiểm soát đặc biệtTờ The Times của Anh đưa tin, nhiều nghị sĩ nước này đang gây áp lực lên các bộ trưởng trong Chính phủ để loại bỏ dần các phương tiện gây ô nhiễm và đẩy nhanh việc chuyển sang ô tô điện.
Ban đầu, Chính phủ có kế hoạch chấm dứt việc bán ô tô động cơ đốt trong vào năm 2040, nhưng các cuộc tham vấn đã bắt đầu từ năm nay để đưa ra thời hạn trước năm 2035 hoặc sớm hơn.
Trong khi đó, Ủy ban về biến đổi khí hậu, cơ quan tư vấn độc lập của chính phủ, đã thúc giục các bộ trưởng thông qua mục tiêu sớm hơn vào năm 2030.
Yêu cầu đó đã được ủng hộ bởi hơn 100 nghị sĩ quốc hội, như một phần của kế hoạch "xây dựng lại môi trường xanh hơn" sau đại dịch.
Việc cấm bán ô tô chạy xăng và động cơ diesel mới sau 1 thập kỷ tới, khiến nước Anh xếp vào hàng ngũ các quốc gia bao gồm Ireland, Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển lấy mục tiêu là năm 2030 để chấm dứt kỷ nguyên động cơ nhiên liệu hóa thạch.
Chính phủ có thể chọn áp dụng cách tiếp cận hai tầng, với lệnh cấm đối với ô tô chạy bằng xăng và diesel được đặt ra vào năm 2030 và loại bỏ xe hybrid vào năm 2035.
Khoảng một phần ba lượng khí thải CO2 ở Anh đến từ giao thông vận tải, vì vậy chính phủ phải thực sự tăng tốc các kế hoạch khử cacbon để đạt mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2050.
Theo Báo Giao thông
Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau bao nhiêu năm tồn tại, sự chuyên nghiệp của thị trường ô tô tại Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi.
" alt=""/>Ô tô chạy xăng dầu có thể bị cấm tại Anh để sử dụng ô tô điện